Chứng thực Djehuti

Djehuti được chứng thực trên cả danh sách vua Turin và bản danh sách Vua Karnak. Tất cả những chứng thực đương thời của Djehuti đều đến từ một dải thung lũng sông Nile kéo dài 145 kilômét (90 dặm) từ Deir el-Ballas ở phía Bắc tới Edfu ở phía Nam.[2] Nó gần tương ứng với phần lãnh thổ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của các vị vua thuộc vương triều thứ 16.[2] Tên nomen và prenomen của Djehuti được biết đến từ một khối đá duy nhất được Flinders Petrie phát hiện ở Deir el-Ballas. Một khối đá sơn màu có mang đồ hình của Djehuti và miêu tả ông đang đội vương miện đỏ của Hạ Ai Cập – vượt xa phạm vi ảnh hưởng của ông – đã được khai quật ở Edfu[1][4] và mặt khác, Djehuti chỉ được chứng thực từ các hiện vật đến từ ngôi mộ của vợ ông. Ngôi mộ của hoàng hậu Mentuhotep được tìm thấy nguyên vẹn vào năm 1822 và cỗ quan tài của bà (ngày nay đã bị mất) là một trong những trường hợp sớm nhất có khắc các đoạn văn đến từ cuốn Sách của người chết. Hộp trang điểm Mentuhotep có mang tên nomen, prenomen và đồ hình của Djehuti cùng với công thức tang lễ và một dòng chữ khắc tiết lộ rằng chiếc hộp này là món quá từ nhà vua.[2]

Người ta cho rằng Kim tự tháp Nam Saqqara chưa được xác định có thể đã được xây dựng cho Djehuti. Giả thuyết này được dựa trên một dòng chữ rời rạc được tìm thấy trong kim tự tháp này mà đọc là "Weserkha...", có thể nhắc đến Weserkhau tức là tên Horus vàng của Djehuti.[11]